Kỷ nguyên hiện đại Tàu_frigate

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Tàu frigate hiện đại và tàu frigate trước đây chỉ giống tên nhau. Thuật ngữ "frigate" được hồi sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bởi Hải quân Hoàng gia Anh để mô tả một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm lớn hơn tàu corvette, nhưng nhỏ hơn một tàu khu trục. Tàu frigate được đưa ra để bù đắp một số khiếm khuyết cố hữu trong thiết kế tàu corvette: vũ khí giới hạn, dạng lườn tàu không phù hợp để hoạt động ngoài biển khơi, một trục chân vịt duy nhất làm giới hạn vận tốc và sự cơ động, và không có tầm xa hoạt động. Tàu frigate được thiết kế và đóng theo cùng những tiêu chuẩn chế tạo kiểu tàu buôn như tàu corvette, cho phép chế tạo tại các xưởng đóng tàu nhỏ vốn chưa từng được hải quân huy động. Những chiếc frigate đầu tiên thuộc lớp River (1941) về bản chất có hai bộ động cơ của corvette trong một lườn tàu lớn, được trang bị các vũ khí chống tàu ngầm mới nhất. Tàu frigate sở hữu vũ khí và tốc độ kém hơn so với tàu khu trục, nhưng những phẩm chất đó không cần đến cho chiến tranh chống tàu ngầm. Tàu ngầm di chuyển chậm, và các bộ sonar không thể hoạt động hiệu quả ở tốc độ lớn hơn 37 km/h (20 knot). Đúng hơn, frigate là một kiểu tàu chân phương, chịu đựng, phù hợp để chế tạo hàng loạt và để trang bị những sáng tạo mới nhất trong chiếc tranh chống tàu ngầm. Vì tàu frigate được dự định cho các nhiệm vụ hộ tống vận tải thuần túy, và không được bố trí cùng hạm đội, nó có tầm hoạt động và tốc độ giới hạn.

Những chiếc Flottenbegleiter ("hộ tống hạm đội") đương thời của Đức, còn được gọi là "F-Boat", về bản chất là những tàu frigate.[13] Chúng dựa trên một khái niệm tàu Oberkommando der Marine trước chiến tranh có thể đáp ứng những vai trò như là tàu quét mìn nhanh, tàu rải mìn, hộ tống tàu buôn và tàu chống tàu ngầm. Những điều khoản của Hiệp ước Versailles giới hạn trọng lượng choán nước của chúng ở mức 600 tấn, cho dù trong thực tế chúng vượt qua giới hạn này khoảng 100 tấn. F-boat có hai tầng và hai tháp pháo 105 mm. Thiết kế này bị khiếm khuyết do mạn tàu hẹp, mũi nhọn và động cơ hơi nước áp lực cao kém tin cậy; và trong chiến tranh F-boat chịu đựng tổn thất tương đối lớn, nên sau đó được thay thế bằng các tàu phóng lôi Kiểu 35lớp Elbing. Flottenbegleiter tiếp tục phục vụ như những tàu huấn luyện nâng cao.

Chỉ cho đến lớp tàu hộ tống Bay của Hải quân Hoàng gia vào năm 1944 mà một thiết kế của Anh mang tên frigate mới được chế tạo để hoạt động cùng hạm đội, cho dù chúng vẫn bị giới hạn về tốc độ. Những chiếc frigate này tương tự như các tàu khu trục hộ tống (DE: destroyer escort) của Hải quân Hoa Kỳ, mặc dù kiểu sau này có tốc độ lớn hơn và vũ khí tấn công mạnh hơn phù hợp cho việc bố trí hoạt động cùng hạm đội. Tàu khu trục hộ tống chế tạo tại Mỹ khi hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được xếp lớp là frigate, và lớp Tacoma chịu ảnh hưởng của Anh khi phục vụ trong Hải quân Mỹ được gọi là tàu frigate tuần tra (PF: patrol frigate). Một trong những thiết kế thành công nhất sau chiến tranh là lớp tàu hộ tống Leander, được hải quân nhiều nước sử dụng.

Vai trò tên lửa điều khiển

Việc đưa ra sử dụng tên lửa đất-đối-không sau Chiến tranh Thế giới thứ hai khiến cho những tàu chiến tương đối nhỏ trở nên hiệu quả trong chiến tranh phòng không: "tàu frigate tên lửa điều khiển". Trong Hải quân Mỹ, chúng được gọi là "tàu hộ tống đại dương" (Ocean Escort) với ký hiệu "DE" hoặc "DEG" cho đến năm 1975, một sự tiếp nối của tàu khu trục hộ tống (DE: Destroyer Escort) thời Thế Chiến II. Hải quân Hoàng gia duy trì việc sử dụng từ "frigate"; và tương tự như vậy, Hải quân Pháp gọi những chiếc được trang bị tên lửa có kích cỡ cho đến ngang với tàu tuần dương là "frigate", trong khi những chiếc nhỏ hơn là aviso. Hải quân Liên Xô sử dụng thuật ngữ "tàu bảo vệ" (сторожевой корабль).

Từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, Hải quân Hoa Kỳ đưa ra hoạt động những tàu chiến được xếp lớp là tàu frigate tên lửa điều khiển, nhưng về thực chất là những tàu tuần dương phòng không được chế tạo dựa trên những lườn tàu khu trục. Những chiếc thuộc các lớp Bainbridge, Truxtun, CaliforniaVirginia còn được vận hành bằng động cơ năng lượng nguyên tử. Chúng lớn hơn những lớp frigate trước đây, và việc sử dụng thuật ngữ '"frigate"' ở đây gần tương tự như cách dùng nguyên thủy. Những chiếc như vậy được tái xếp lớp thành tàu tuần dương tên lửa điều khiển (CG/CGN), hoặc trong trường hợp của lớp Farragut nhỏ hơn, như những tàu khu trục tên lửa điều khiển (DDG) vào năm 1975. Những chiếc frigate chuyên biệt này cuối cùng được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào những năm 1990.

Hầu như mọi tàu frigate hiện đại đều được trang bị một dạng tên lửa tấn công hay phòng thủ nào đó, và vì vậy được xếp lớp như những tàu frigate tên lửa điều khiển (FFG). Các cải tiến của tên lửa đất-đối-không, như kiểu Eurosam Aster 15, cho phép các tàu frigate tên lửa điều khiển trở nên thành hạt nhân của nhiều hải quân hiện đại và được sử dụng như một nền tảng phòng thủ hạm đội, không cần đến những tàu frigate phòng không chuyên biệt.

Vai trò chống tàu ngầm

Tàu hộ tống HMS Somerset của Hải quân Hoàng gia Anh, một tàu frigate chống tàu ngầm hàng đầu thuộc Kiểu 23.

Ở một thái cực khác, một số tàu frigate được chuyên biệt hóa cho hoạt động chiến tranh chống tàu ngầm. Việc gia tăng tốc độ của tàu ngầm vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, như được thể hiện qua Tàu ngầm Đức Kiểu XXI, đã rút ngắn đáng kể ưu thế về tốc độ của frigate đối với tàu ngầm. Tàu frigate không thể có tốc độ chậm và chỉ được trang bị động cơ kiểu tàu buôn; và những kiểu tàu frigate sau chiến tranh, như là lớp Whitby, đã nhanh hơn. Chúng mang theo các thiết bị sonar được cải tiến, như sonar thay đổi độ sâu hoặc chùm sonar kéo theo, và những vũ khí chuyên biệt như ngư lôi, vũ khí phóng ra phía trước như Limbo và tên lửa mang ngư lôi chống tàu ngầm như ASROC hoặc Ikara. Tên lửa đất-đối-không như Sea Sparrow và tên lửa đối hạm như Exocet cung cấp cho chúng khả năng phòng thủ và tấn công. Tàu hộ tống Kiểu 22 nguyên thủy của Hải quân Hoàng gia là một ví dụ về tàu frigate chống tàu ngầm chuyên biệt.

Đặc biệt dành cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, hầu hết tàu frigate hiện đại đều có một sàn đáp trực thăngsàn chứa dành cho các hoạt động máy bay trực thăng; hạn chế yêu cầu tàu frigate phải tiếp cận những mối đe dọa dưới nước chưa rõ; và sử dụng máy bay trực thăng nhanh để tấn công các tàu ngầm nguyên tử vốn có thể nhanh hơn các hạm tàu nổi. Với nhiệm vụ này, máy bay trực thăng được trang bị các cảm biến như sonobuoy, sonar gắn dây ngầm hay cảm biến từ trường bất thường để nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng, và dùng ngư lôi hay mìn sâu để tấn công chúng. Với radar được trang bị, máy bay trực thăng còn có thể được dùng để trinh sát những mục tiêu nổi sau đường chân trời, và nếu được vũ trang với tên lửa đối hạm như Penguin hoặc Sea Skua, sẽ tấn công chúng. Máy bay trực thăng còn có giá trị trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn; và hầu như thay thế cho các tàu nhỏ trong những nhiệm vụ như chuyển nhân sự, thư tín và hàng hóa giữa các con tàu hay với đất liền. Với máy bay trực thăng, những nhiệm vụ như vậy được hoàn thành nhanh hơn, ít nguy hiểm hơn, và không cần những chiếc frigate phải chạy chậm lại hay đổi hướng.

Những phát triển hơn nữa

Một tàu frigate Lớp Sachsen của Hải quân Đức

Kỹ thuật tàng hình đã được áp dụng trong thiết kế tàu frigate hiện đại. Các kiểu dáng của tàu frigate được thiết kế để có được tiết diện radar tối thiểu, đồng thời cũng có đặc tính xé gió tốt hơn; độ cơ động của những tàu frigate này có thể so sánh được với những tàu buồm. Những ví dụ bao gồm lớp La Fayette của Pháp trang bị tên lửa Aster 15 với khả năng chống tên lửa, lớp F125lớp Sachsen của Đức, cũng như là kiểu frigate TF-2000 của Thổ Nhĩ Kỳ trang bị MK-41 VLS.

Hải quân Pháp hiện đại dùng thuật ngữ frigate cho cả tàu hộ tống và tàu khu trục hiện đang phục vụ; mặc dù ký hiệu lườn được chia ra loại F dành cho những chiếc được công nhận rộng rãi là frigate, và loại D cho những chiếc được xem là tàu khu trục theo truyền thống. Điều này đã đưa đến một số nhầm lẫn, khi một số lớp tàu được Pháp coi là tàu frigate trong khi những tàu tương tự được hải quân các nước khác xem là tàu khu trục. Ngoài ra một số lớp tàu của Pháp là những chiếc lớn nhất thế giới được gọi tên là tàu frigate.

Hải quân Đức hiện đại đang thay thế các tàu khu trục già cũ bằng tàu frigate; tuy nhiên, về kích cỡ và vai trò, tàu frigate mới của Đức vượt trội hơn những lớp tàu khu trục trước đây. Lớp F125 của họ trong tương lai sẽ là lớp tàu frigate lớn nhất thế giới với trọng lượng rẽ nước hơn 7.200 tấn. Điều tương tự cũng diễn ra trong Hải quân Tây Ban Nha, vốn đang xúc tiến việc bố trí những tàu frigate trang bị hệ thống tác chiến Aegis đầu tiên, lớp Álvaro de Bazán. Hải quân Ấn Độ đưa vào sử dụng chiếc đầu tiên của lớp Shivalik trong năm 2010.

Một số lớp tàu tương tự như tàu corvette, được tối ưu hóa để có thể bố trí tốc độ cao và đối đầu với những tàu chiến nhỏ hơn thay vì tàu chiến tương đương; ví dụ như kiểu tàu chiến đấu ven biển (Littoral Combat Ship) của Hải quân Mỹ.

Những hình ảnh

Khu trục hạm chống ngầm lớp Leygues của hải quân Pháp neo tại cảng Sài Gòn trong chuyến thăm Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_frigate http://www.destroyersonline.com/usndd/fftypes.htm? http://www.prinzeugen.com/FRIND.htm http://www.greatgridlock.net/Sqrigg/squrig2.html http://www.battleships-cruisers.co.uk/frigates.htm http://www.qdnd.vn/QDNDSite/Search/Search.aspx/?ta... http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/90/90/1... http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/11... http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/11... http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/11... http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/11...